Sau khi cài đặt Windows xong, giao diện và các tính năng vẫn chưa hoàn chỉnh do thiếu Driver, ta sẽ thấy các hiện tượng như màn hình to, rỗ, không có âm thanh, không có mạng, thiếu các thành phần hỗ trợ…
Cần cài thêm các driver và công cụ cho từng máy và nhu cầu sử dụng, bài viết này chỉ hướng dẫn cách cài driver và các công cụ cơ bản.
Download các công cụ tại bài viết Hướng dẫn cài win bằng USB
Driver còn được gọi là Firmware, là phần mềm giúp điều khiển phần cứng hoạt động
Có 2 cách cài Driver là cài theo driver chuẩn hãng cung cấp và cài bằng công cụ Driver All-in-One. Mỗi cách cài đều có ưu điểm và nhược điểm riêng sẽ nói cụ thể trong từng mục
Đây là cách cài phổ biến và an toàn, toàn bộ Driver sẽ được download từ trang chủ của hãng máy tính nên ưu điểm là sẽ cài được các Driver chuẩn, nhược điểm là việc tìm và download khá mất công và phải chọn lọc driver để download cho đúng.
Ví dụ dưới sẽ demo cài Driver cho máy Zbook 15 G2, giả sử máy này là máy mới và chúng ta sẽ thực hiện việc download các driver thông qua một máy khác có Internet rồi copy vào USB mang qua.
Vào trang chủ của HP và download bằng cách đơn giản nhất là lên google search “Zbook 15 G2 Driver” :
Đã tới trang web chứa Driver, nếu phần tự động phát hiện hệ điều hành không đúng ta có thể ấn Change để sửa :
Một lưu ý là ta không cần download hết mà phải download chọn lọc theo đúng những linh kiện mà máy có và bỏ qua các driver cũ, ví dụ dưới là 2 Driver mới và cũ, ta chọn driver mới để download :
Đứng trước rất nhiều lựa chọn Driver, phải lựa ra những thứ mình cần mới download nếu không sẽ rất mất thời gian :
Sau khi download hết driver thì tiến hành cài đặt từng thứ một là xong, quan trọng nhất vẫn là các driver cơ bản như mạng, card màn hình, wifi.
Đây là công cụ rất tiện lợi khi cài, ưu điểm của nó là chỉ vài click rồi ngồi đợi là đã cài xong toàn bộ, và những máy mà hãng sản xuất không còn hỗ trợ Windows bản cũ thì công cụ này đôi khi vẫn cài thành công, ví dụ HP hiện tại chỉ hỗ trợ Win 7/8/10, muốn cài XP thì không thể download driver trên đây được :
Nhược điểm thì thỉnh thoảng có xảy ra như driver cũ hơn nhà sản xuất, driver card đồ họa/card mạng chạy không mượt như driver cấp trên Website hãng.
Để khắc phục nhược điểm của công cụ All in one, ta có thể cài bằng all in one sau đó cài card đồ họa, card mạng, wifi của nhà sản xuất vì đó là các thành phần quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu suất của máy, nhất là những máy Workstation thì nên cài bằng driver hãng cung cấp hoặc thông qua phần mềm Performance Advisor.
Chạy phần mềm WanDrv lên và ta thấy nó đã tự đánh dấu hết các driver nhận diện được trong máy, chỉ việc ấn Start để cài, cài xong reset máy là xong, tiện hơn việc download driver rất nhiều :