Hotline
E-mail liên hệ

Workstations là gì

Workstations - máy trạm là các máy tính chuyên dụng có hiệu năng và độ tin cậy vượt xa PC thông thường. Được thiết kế để xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ và phức tạp, các mô hình 3D và các ứng dụng đòi hỏi khả năng đồ họa mạnh mẽ.

Hạn chế hỏng hóc

Các thành phần có trong Workstations được thiết kế từ các chất liệu cao cấp nên đảm bảo độ bền giúp máy hoạt động tốt trong suốt thời gian dài. Mỗi máy đều phải trải qua rất nhiều cuộc kiểm tra trước khi đến với người sử dụng

Không lỗi hệ thống

Máy được thiết kế đồng bộ về phần cứng và kết hợp hoàn hảo với các phần mềm. Điều này giúp máy đạt được sự ổn định, không phát sinh lỗi hay crash như PC khi hoạt động 24/7 trên 720 giờ

Xu thế công nghệ

Bạn có thể được tư vấn sử dụng Workstations ở bất kì đâu: trên các forum, mạng xã hội, trang hỏi đáp hay từ chính những người bạn của mình. Bởi vì họ chính là người đã sử dụng và trải nghiệm sự tuyệt vời của Workstations

Tổng quan về Workstations

Đây là tài liệu giới thiệu về dòng máy tính Workstation của BMAT ( https://workstations.vn), định nghĩa về Workstation là gì? và nguyên nhân tại sao phải dùng nó trong nhu cầu và xu thế hiện nay

Thế Tùng, Trưởng nhóm giải pháp

Tại sao nên dùng Workstation?

Các doanh nghiệp và người sử dụng ngày nay yêu cầu khả năng làm việc liền mạch, tốc độ và sự ổn định cao. Ngoài ra, những nhà thiết kế hoặc những doanh nghiệp chuyên thiết kế công trình, bản vẽ, 3D còn yêu cầu thêm về sức mạnh đồ họa cho các ứng dụng của AutoDesk (AutoCAD, 3DSMax), Adobe (Photoshop, Premierer, After Effect), PTC, Avid, Siemens…

Máy tính đồ họa doanh nghiệp

Nhiều người muốn dùng những chiếc Desktop PC cho công việc thiết kế, biên tập để giảm giá thành, nhưng sau một thời gian sử dụng mới thấy được những điểm bất cập mà PC mang lại, ví dụ như khi mô phỏng một chuyển động thì hình ảnh không thật sự mượt mà, không chi tiết, khi render (quá trình kết xuất mô hình thiết kế thành sản phẩm cuối cùng) phải mất một thời gian khá lâu mới hoàn thành xong sản phẩm, và tệ nhất là máy hay dở chứng treo hoặc màn hình xanh.

Lỗi màn hình xanh

Khi các công ty có nhiều hợp đồng thiết kế, lượng công việc thiết kế nhiều hơn, công việc Render và 3D view cũng nhiều lên, bạn không thể dùng những chiếc PC bình thường để thiết kế xong rồi lại ngồi đợi render ra để test, như vậy hiệu suất công việc 1 ngày rất thấp, chưa kể đến những lần đang làm giữa chừng bị treo hay khởi động lại máy thì công sức làm việc lại về số 0.

Đó mới chỉ là một số vấn đề nổi trội mà bạn hay gặp phải khi dùng PC để thực hiện công việc thiết kế, biên tập, còn nếu đã sử dụng lâu và nhu cầu công việc tăng cao, bạn sẽ nhận ra cỗ máy PC mình mua thực sự không đáp ứng được yêu cầu công việc như khả năng mở rộng bộ nhớ, ổ cứng tối đa, khả năng xuất và quản lý nhiều màn hình cùng lúc, khả năng hỗ trợ một số phần mềm thiết kế chuyên dụng, máy càng ngày càng gây tiếng ồn, càng ngày càng chậm chạp đi thấy rõ và làm việc kém ở những môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ, độ ẩm quá cao, quá thấp, mức độ bụi cao, thường xuyên va đập…

Desktop PC khi thực hiện những công việc phải duy trì liên tục thường sau một thời gian sẽ xảy ra lỗi.

Để giải quyết những bất cập trên của dòng Desktop PC thông thường, ta cần phải sử dụng dòng máy trạm Workstation. Mặc dù Workstation cũng là một máy tính cá nhân, nhưng có thể coi là dòng máy “lai” giữa Desktop PC và Server do Workstation được cấu tạo nên từ các thành phần tương tự như Server như RAM ECC, ổ SSD PCIe Zturbo, CPU Xeon, Mainboard, chipset Server…

Máy tính workstation chuyển xử lý đồ họa cao

Server – máy chủ được trang bị những thành phần cao cấp để phục vụ cho số lượng nhiều người sử dụng cùng lúc, còn Workstation cũng được trang bị tương đương, nhưng lại tập trung sức mạnh đó phục vụ cho 1 cá nhân sử dụng, do vậy Workstation giải quyết triệt để những gì mà PC hay Server không thể giải quyết.

Tuy nhiên việc lựa chọn Workstation cho đúng mục đích sử dụng nhiều khi không dễ dàng vì đặc thù phân phối của mỗi quốc gia, và người dùng cũng không nắm rõ được phải lựa chọn cấu hình gì cho công việc của mình.

Máy trạm Workstation cần sử dụng các dòng CPU Xeon và RAM ECC cho mục đích chạy ổn định 24/24, điều này thường phải đáp ứng, tuy nhiên, nhu cầu về sức mạnh của CPU và GPU (Card đồ họa) của mỗi người khác nhau, nếu một người chỉ quan tâm đến việc Render nhanh, rõ ràng phải lựa chọn những dòng CPU mạnh, còn một người chỉ quan tâm đến tốc độ và độ mượt khi dựng hình 3D, anh ta phải tập trung vàoổ SSD và GPU.

Trên thị trường Workstation Việt Nam hiện nay, để giảm tối đa giá thành của Workstation, nhiều dòng máy đã dùng RAM non-ECC như PC và các CPU chỉ mạnh ngang Core i3/i5, ổ cứng HDD 7200RPM. Như vậy những dòng máy này có mua về cũng không giúp ích gì cho người dùng hơn so với những chiếc PC thông thường, do không có đặc tính nào của một Workstation thực thụ – Ổn định/Bền bỉ/Mạnh mẽ.

Do vậy, người dùng cần rất cẩn trọng khi đưa ra quyết định mua máy tính Workstation nếu không muốn lãng phí. Không nên ham rẻ mà mua những dòng máy đã cũ rất lâu, hoặc những dòng máy yếu/không có các đặc tính của Workstation kể trên.

Với số lượng cấu hình có sẵn chính hãng tương đối ít lựa chọn tại Việt Nam, dưới đây là một số loại CPU và cấu hình có thể lựa chọn. Các bạn lưu ý chọn cho đúng với mục đích sử dụng của mình, nếu không sẽ bỏ phí một lượng lớn tiền (Render/3D View/Long-time run/Storage Write…)

+ CPU yếu + Non-ECC => tương tự Desktop PC thường nhưng có mác Workstation

+ CPU yếu + ECC => Các tác vụ ít dùng CPU, chủ yếu để chạy các ứng dụng dài hạn ổn định

+ CPU mạnh + Non-ECC => Các tác vụ cần nhiều CPU, nhưng không chạy dài hạn

+ CPU mạnh + ECC => Các tác vụ cần nhiều CPU, chạy dài hạn (Render nặng)

+ CPU mạnh + ECC + GPU mạnh + SSD => Cho tất cả tác vụ như Render/3D View/Longtime/Storage Write

Thông số máy tính Workstaton

Một số cấu hình có thể tham khảo :

Dòng CPU hiệu năng vừa phải, GPU vừa phải, có SSD và HDD, sử dụng cho các tác vụ đồ họa trung bình: HP Z6 G4, HP Z4 G4

Dòng CPU Core i9 hiệu năng cao, đồ họa khá – P2000, có SSD và HDD, chuyên để chạy Render, nhưng RAM Non-ECC : HP Z4 G4

Dòng CPU Xeon 10 lõi hiệu năng cao, đồ họa khá – P2000, có SSD, chuyên để chạy Render và đồ họa, có RAM ECC chạy Longtime : Z6 G4 Z3Y91AV

Các dòng máy hiệu năng thấp, tương đương PC Desktop và hầu như chỉ hơn ở những tính năng mở rộng 4 x RAM/HDD : HP Z240 Tower L8T12AV, HP Z4 G4 1JP11AV

Tham khảo các sản phẩm của HP tại đây: https://workstations.vn/workstations/

Giới thiệu Workstation
5 (100%) 4 votes

CPU

Thường thì các Workstation sẽ dùng CPU chuyên dụng Intel Xeon – loại CPU dành cho Server với nhiều ưu điểm như độ bền cao, ổn định, tốc độ nhanh, bộ nhớ đệm lớn và hỗ trợ RAM ECC

Ngoài sức mạnh về phần cứng, Intel Xeon còn được các hãng phần mềm nổi tiếng như Adobe, AutoDesk, PTC tiến hành thử nghiệm sản phẩm và chứng nhận đạt được tiêu chuẩn hiệu quả khi dùng phần mềm của họ như AutoCAD, Adobe, Windows…

CPU intel Xeon

Mainboard

Về chức năng cơ bản thì giống với các Mainboard phổ thông nhưng có một số nâng cấp và khác biệt như sau:

  • Sử dụng linh kiện chất lượng cao đảm bảo hoạt động ổn định lâu dài
  • Sử dụng các chipset cao cấp
  • Hỗ trợ nhiều CPU
  • Hỗ trợ nhiều khe cắm RAM và dung lượng tối đa cũng lớn hơn
  • Tích hợp chipset cấu hình RAID hỗ trợ các chuẩn giao tiếp ổ cứng SATA, SAS, SSD

RAM ECC

Trong quá trình truyền tín hiệu ở tốc độ cao rất dễ xảy ra xung đột. Khi xung đột xảy ra RAM non-ECC phải nạp lại toàn bộ dữ liệu vì không có khả năng quản lí dòng dữ liệu dẫn đến hiện tượng lỗi phần mềm, treo máy, màn hình xanh.

RAM ECC (Error Checking and Correction) là loại RAM có khả năng điều khiển được dòng dữ liệu truy xuất trong nó giúp tự động sửa lỗi. Khi xảy ra xung đột RAM ECC chỉ cần yêu cầu gửi lại đúng gói tin bị crash, RAM ECC có độ ổn định rất cao giúp bạn giảm rủi ro và chi phí vận hành.

 

  • Không có ECC, một hệ thống RAM 4GB có thể gặp khoảng một lỗi mỗi tuần
  • Những lỗi phát sinh trong quá trình chạy khiến bạn có thể mất dữ liệu hoặc gặp màn hình xanh tử thần
  • RAM ECC tự động sửa đến 99.99% những lỗi bộ nhớ phát sinh

Ổ cứng

  • SATA Loại ổ cứng cơ học phổ thông giá rẻ dung lượng cao nhưng tốc độ truy xuất thấp (20mb/s – 100mb/s), thường thấy ở tất cả các máy PC, Server và cả Workstation
  • SAS Loại ổ cứng trung cấp có giá đắt hơn và tốc độ nhanh hơn (200MB/s – 1000mb/s), dung lượng lưu trữ vào khoảng 300GB – 1TB, có độ bền cao hơn ổ SATA
  • SSD Loại ổ cứng cao cấp thể rắn dung lượng thấp nhưng tốc độ truy xuất cực nhanh, thường tốc độ ghi dữ liệu vào khoảng 500mb/s – 3000mb/s, tiết kiệm 30%-60% điện năng, không gây tiếng ồn, chạy mát và chống sốc

Để đảm bảo dung lượng lớn và truy xuất dữ liệu nhanh Workstation cho phép gắn từ 2 ổ cứng trở lên và CPU đã tích hợp RAID. Thế nên ta có thể cấu hình RAID để tạo khả năng kháng lỗi hoặc tăng tốc độ truy xuất

Bạn có thể nâng cao hiệu suất vận hành đồng thời tiết kiệm được số tiền bỏ ra bằng cách kết hợp sử dụng cả SSD và SATA. SSD dùng làm ổ cứng chứa hệ điều hành còn SATA làm ổ cứng chứa dữ liệu

Card đồ họa

Card đồ họa chuyên nghiệp

Thành phần rất quan trọng trong dòng máy Workstation, card đồ họa có thể chia làm 4 loại : Professional 2D, Entry 3D, Midrange 3D và High-end 3D. Trên thị trường hiện nay có các hãng sản xuất card đồ họa nổi tiếng có thể kể đến như NVIDIA với dòng sản phẩm Quadro, AMD với dòng ATI FirePro.

 

Thương mại ≠ Tiêu dùng

Card đồ họa dành cho Workstation khi đo hiệu suất qua các ứng dụng Benchmark thì không thể hiện rõ đặc tính ưu việt của nó, vì card đồ họa này có tốc độ Benchmark chỉ hơn một chút hoặc thậm chí bằng với các card đồ họa phổ thông. Nhưng điểm mạnh của nó nằm ở việc nhà sản xuất phát triển driver riêng cho dòng card đồ họa này khác hẳn với driver dành cho card phổ thông.

Hơn nữa, những card đồ họa này được sản xuất tối ưu hóa cho những dòng sản phẩm phần mềm của các hãng thứ 3 như Autodesk, PTC, Adobe và được các hãng này cấp chứng chỉ ISV về độ tối ưu và ổn định khi chạy phần mềm của hãng.

 

Tối ưu hóa cho công việc

Trong khi dòng card đồ họa phổ thông được phát triển cho Game và tất cả các ứng dụng mà không được tối ưu đồ họa thì card đồ họa cho Workstation được kiểm định nghiêm ngặt bởi các hãng phần mềm, hơn nữa lại được tối ưu driver và được thiết kế để kết hợp hoàn hảo với các bộ phận khác trong máy như CPU, Mainboard, RAM chính vì thế mà hiệu năng rất cao và khả năng mô phỏng hình ảnh vô cùng trung thực.

Card đồ họa phổ thông mặc dù có thể biểu diễn hình ảnh và hiệu ứng 3D rất mượt trong game nhưng khi mô phỏng thiết kế và render thì lại đuối sức hơn rất nhiều so với card chuyên dụng.


HP Workstations

HP là hãng dẫn đầu trong ngành với hơn 30 năm phát triển Workstations
Đứng số 1 về số lượng Workstations phân phối trên toàn thế giới trong suốt 4 năm liên tiếp*

*Theo IDC WW Workstation Tracker Q3’14

Bảo vệ vốn đầu tư

Giúp bạn bảo vệ vốn đầu tư của mình với sự ổn định huyền thoại và sự chuẩn hóa cấu hình trong một thời gian dài của HP

Dễ dàng nâng cấp

Khi công việc của bạn yêu cầu cao hơn, bạn có thể dễ dàng thay đổi bộ nhớ, bộ lưu trữ, card đồ họa hay bất kỳ yêu cầu nào bạn cần

Bảo hành tận tay

Với dịch vụ bảo hành Giao & Nhận Tại nhà Miễn phí, khách hàng của HP có thể xử lý mọi việc chỉ qua 1 cuộc điện thoại

DreamColor

Hiển thị chính xác với trên 1 tỉ màu

Narrow Bezel

Hỗ trợ đa màn hình với viền mỏng

4K/5K UHD

Độ phân giải UHD siêu nét

Curved

Trải nghiệm màn hình cong hoàn mỹ

Virtual Reality

Hình ảnh 3 chiều với công nghệ virtual-holographic 3D

HP Remote Graphics Software

HP RGS là phần mềm điều khiển từ xa miễn phí dành cho các Workstations của HP. Có thể nói đây là giải pháp remote desktop tuyệt vời nhất cho tất cả đối tượng người dùng, đáp ứng các ứng dụng đòi hỏi khắt khe nhất của họ.

HP RGS cho phép nhiều người từ nhiều vị trí khác nhau cùng làm việc trên một Workstation để hoàn thành một sản phẩm thiết kế 2D/3D nhanh nhất.

HP Remote Graphics Software

HP Performance Advisor

Là phần mềm kèm theo mọi máy HP Workstation. Công nghệ HP Performance Advisor cho phép chạy các báo cáo, chẩn đoán và tinh chỉnh máy để phù hợp với các ứng dụng cụ thể chỉ với một cú click. Luôn giữ máy trong tình trạng tốt nhất, giúp bạn dành trọn thời gian để làm việc và thiết kế thay vì phải xử lí những sự cố IT.

Tính năng

  • Chuẩn đoán cấu hình máy: trạng thái kết nối Internet, trạng thái tường lửa, Antivirus, thời hạn bảo hành, pin, máy in, tình trạng sức khỏe ổ cứng, backup…
  • Lập báo cáo về các thành phần phần cứng, phần mềm trong máy
  • Luôn theo dõi các phiên bản Driver và cập nhật bản mới nhất
  • Tùy chỉnh cấu hình máy phù hợp cho một ứng dụng chuyên biệt
  • Theo dõi quá trình hoạt động của CPU, RAM dưới dạng đồ họa chi tiết độc đáo

HP Z Turbo Drive G2

HP Z Turbo Drive – Phát minh gần đây nhất của HP chính là một ổ cứng SSD nhưng kết nối qua cổng PCIe để có được tốc độ nhanh kinh ngạc

Ngành công nghiệp đang phát triển các sản phẩm PCIe SSD mới tận dụng tối đa băng thông của PCIe Gen3. Tốc độ nhanh gấp 4 lần ổ SSD thông thường mà giá thành chỉ tương đương. Sự đột phá trong công nghệ lưu trữ này đã có trên HP Z Workstations

Chiêm ngưỡng tốc độ vượt trội của PCIe SSD

Chứng chỉ ISV

Yêu cầu của công việc

Với những deadline gấp gáp như hiện nay thì việc tăng hiệu suất và hiệu quả công việc là yêu cầu cực kì cần thiết. Việc bạn chỉ biết rằng phần mềm chạy được trên Workstations của mình là không đủ. Bạn cần một giải pháp phần cứng đã được kiểm nghiệm, chứng minh và được chứng nhận bởi các nhà phát triển phần mềm độc lập (ISV) để đạt tối đa hiệu suất với phần mềm bạn đang sử dụng

Chứng nhận ISV giúp bạn an tâm làm việc

Ngoài phần cứng mạnh mẽ ra thì những phần mềm hoạt động trên máy tính cũng rất quan trọng. Nếu chỉ tìm và sử dụng các phần mềm theo nhu cầu công việc là chưa đủ, vì vậy các nhà cung cấp phần cứng và phần mềm đã làm việc với nhau để tối ưu, hợp nhất được các tính năng, kỹ thuật của phần cứng với phần mềm, từ đó tạo nên sự tối ưu tuyệt vời cho phép các phần mềm như AutoCAD, Adobe, PTC… chạy trơn tru, nhanh và giảm tối đa các khả năng phát sinh lỗi trên phần cứng.

Để đảm bảo có được chứng nhận về quy định về những chuẩn mức khắt khe đó, đội ngũ nhân viên thiết kế phải phối hợp chặt chẽ xuyên suốt toàn bộ quy trình để đảm bảo những sản phẩm của HP Workstation được thiết kế với chất lượng vượt trội. Do vậy, khách hàng có thể hoàn toàn tự tin sẽ đạt được kết quả tối ưu trong công việc.

Tiêu chuẩn Mil-STD 810G

Nhà sản xuất HP đã ứng dụng công nghệ tiên tiến lên laptop và các dòng máy tính đạt tiêu chuẩn MIL-STD-810G của quân đội Mỹ đã lần lượt ra đời – bắt đầu kỉ nguyên của thế hệ máy tính siêu “bền” – thích ứng với mọi điều kiện khắc nghiệt của môi trường làm việc.

Một loạt các bài thử nghiệm về áp lực, thả rơi, chống nước, nhiệt độ và độ ẩm cao

NVIDIA Maximus

Bạn chán nản vì thời gian chờ đợi render quá lâu. Ở những máy PC thông thường đôi khi phải mất cả buổi sáng, lên Workstations tốc độ được cải thiện chỉ còn ~30 phút. Nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu của bạn, công nghệ NVIDIA Maximus ra đời để đáp ứng điều đó.

Cách thức hoạt động:

  • Workstations được lắp card Quadro và card Tesla
  • Phần việc thiết kế sẽ được card Quadro xử lí
  • Phần việc tính toán sẽ được card Tesla xử lí
  • Công nghệ này giúp đáp ứng trôi chảy cho các quá trình thiết kế và mô phỏng đồng thời

 

NVIDIA Maximus giúp bạn thiết kế và xem thành quả ngay lập tức không cần chờ đợi thời gian render


N

Phản hồi của bạn